Dinh dưỡng trước khi mang thai Dinh_dưỡng_và_mang_thai

Như hầu hết các chế độ ăn uống, khả năng lớn sẽ bổ sung quá mức, tuy nhiên, theo lời khuyên chung, cả khuyến cáo của cơ quan nhà nước và y tế đều cho rằng các bà mẹ nên tuân theo các hướng dẫn được liệt kê trên bao bì vitamin về mức đưa vào cho phép hàng ngày chính xác hoặc được khuyến nghị (RDA). Sử dụng sắt hàng ngày trước khi sinh giúp cải thiện đáng kể cân nặng em bé khi sinh, có khả năng làm giảm nguy cơ sinh thiếu ký.[7]

  • Bổ sung axit folic được khuyến cáo trước khi thụ thai, để ngăn ngừa sự phát triển tật nứt đốt sống và các khuyết tật ống thần kinh khác. Nên cung cấp ít nhất là 0,4 mg/ngày trong ba tháng đầu của thai kỳ, 0,6  mg/ngày trong suốt thai kỳ và 0,5 mg/ngày trong khi cho con bú bên cạnh việc ăn thực phẩm giàu axit folic như các loại rau lá xanh.[8]
  • Mức iốt thường quá thấp ở phụ nữ mang thai, và iốt cần thiết cho các chức năng bình thường của tuyến giáp và sự phát triển trí tuệ của thai nhi, thậm chí là chứng đần độn. Bà bầu nên uống vitamin chứa iốt trước khi sinh.[9]
  • Hàm lượng vitamin D thay đổi khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Mặc dù có ý kiến việc bổ sung chỉ cần thiết ở những khu vực vĩ độ cao, nhưng các nghiên cứu gần đây về hàm lượng Vitamin D trên khắp Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác đã cho thấy nhiều phụ nữ có hàm lượng Vitamin D thấp. Vì thế, có một phong trào đang phát triển để khuyến nghị bổ sung 1000 IU Vitamin D hàng ngày trong suốt thai kỳ.[10]
  • Phần đông phụ nữ mang thai đã được phát hiện có hàm lượng thấp vitamin B12, nhưng việc bổ sung vẫn chưa chứng minh có cải thiện kết quả mang thai hoặc sức khỏe của trẻ sơ sinh hay không.[11]
  • Các axit béo không bão hòa chuỗi dài, cụ thể là axit docosahexaenoic (DHA) và axit eicosapentaenoic (EPA), có lợi cho sự phát triển của thai nhi. Một số nghiên cứu cho thấy nguy cơ sinh non và nhẹ cân thấp hơn ở những bà mẹ có lượng tiêu thụ cao hơn.[12][13]
  • Sắt cần thiết cho sự phát triển lành mạnh của thai nhi và nhau thai, đặc biệt là trong quý thai kỳ thứ hai và thứ ba. Và cũng rất cần thiết trước khi mang thai trong quá trình sản xuất huyết sắc tố hemoglobin. Không có bằng chứng nào cho thấy mức hemoglobin 7 gram/100 ml hoặc cao hơn gây bất lợi cho thai kỳ, nhưng phải thừa nhận rằng băng huyết sau sinh là nguyên nhân chính gây tử vong cho mẹ trên toàn thế giới. Theo đánh giá tổng quan của Cochrane, việc bổ sung sắt giúp giảm nguy cơ thiếu máu mẹ và thiếu sắt trong thai kỳ nhưng hiệu ứng tích cực khác đến bà mẹ và trẻ sơ sinh vẫn chưa rõ ràng.[14]